Khi tham gia giao thông, điều quan trọng nhất chính là hiểu rõ luật và ý nghĩa của những biển báo quan trọng và phổ biến. Đặc biệt đối với tài xế xe tải, việc hiểu được ý nghĩa biển cấm xe tải giúp cho cánh tài xế tránh được những tình huống không hay xảy ra. Cùng Ô tô Ngọc Dũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao cần cúng xe mới? Văn khấn và cách cúng chi tiết
- Bằng lái xe container là bằng gì? Quy định như thế nào?
Khái niệm biển cấm xe tải là gì?
Biển cấm xe tải là một loại biển báo giao thông phổ biến, thường được đặt ở những nơi cần hạn chế sự di chuyển của xe tải để đảm bảo an toàn giao thông hoặc bảo vệ kết cấu hạ tầng. Hình dáng tròn, viền đỏ nổi bật cùng nền trắng và ký hiệu màu đen rõ ràng giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết và tuân thủ.

Tổng hợp những biển báo cấm xe tải mới nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại biển cấm xe tải được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ được ý nghĩa của nó. Hãy cùng Oto Ngọc Dũng tìm hiểu một vài biển báo dưới đây nhé.
Biển báo cấm xe tải P.106a
Biển Cấm xe ô tô tại P.106a được thiết kế có hình tròn với nền trắng và viền đỏ bao quanh bên ngoài cùng một vạch dọc kéo dài từ đỉnh trên trái xuống góc dưới bên phải. Ở giữa tấm biển là hình ảnh xe tải màu đen. Biển báo này nhằm cấm tất cả loại xe tải chở hàng (trừ các loại xe ưu tiên theo quy định pháp luật) tại những tuyến đường có biển báo.

Biển cấm xe tải P.106a chủ yếu được đặt tại những con đường ở nội thành, đường chật hẹp với mục đích hạn chế ùn tắc giao thông. Đặc biệt, biển này cũng có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các loại xe máy chuyên dụng vào đoạn đường có biển.
Biển cấm xe tải P.106b

Cũng giống tương tự như biển cấm xe tải P.106a, P.106b thông báo về việc cấm các loại xe tải có tải trọng vượt quá một giá trị nhất định, cần đặt biển số P.106b. Biển này có hiệu lực cấm các xe tải có tải trọng lớn hơn giá trị số được ghi trên biển (số tấn được viết bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển này cũng áp dụng cho cả máy kéo và các xe máy chuyên dụng không được phép vào đoạn đường có biển.
Ví dụ: Nếu trên biển biểu thị một giá trị là “2,5t” thì được hiểu là đoạn đường này cấm xe có tải trọng trên 2,5 tấn lưu thông trên đoạn đường gắn biển.
Biển cấm xe tải P.106c

Biển cấm xe tải P.106c được thiết kế hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ và có đường kẻ đỏ chéo một góc 45 độ từ trái sáng phải, ở giữa biển là hình ảnh phía sau của chiếc xe tải màu đen với thùng hàng màu cam. Biển báo này mang ý nghĩa cấm các xe tải chở hàng hóa nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng đến môi trường như chất phóng xạ, thuốc nổ, vật liệu nổ, chất dễ cháy và hóa chất độc hại…
Biển báo cấm xe tải P.107

Biển báo cấm xe tải và xe khách P.107 có hình dạng tròn, nền trắng và viền đỏ. Trên biển có hình ảnh của xe khách ở góc trên bên phải và xe tải ở góc dưới bên trái, được phân tách bởi một đường chéo màu đỏ. Do đó, trên các tuyến đường có đặt biển cấm này, các loại xe khách và xe tải sẽ không được phép lưu thông. Ngoại trừ trường hợp các xe ưu tiên thì vẫn có thể di chuyển bình thường.
Biển cấm xe tải vượt P.126

Cảnh báo P.126 có viền đỏ, nền trắng, trung tâm là hình ảnh một chiếc xe tải màu đỏ bên trái và một chiếc xe con màu đen bên phải. Biển này mang ý nghĩa cấm các loại xe tải vượt qua các phương tiện cơ giới khác tại đoạn đường có đặt biển. Biển có hiệu lực cấm đối với các loại xe tải bao gồm các xe ưu tiên có trọng lượng chuyên chở trên 3.5 tấn khi vượt xe cơ giới khác.
Biển báo P.130 cấm xe dừng và đỗ

Biển báo cấm xe tải dừng và đỗ P.130 có hình tròn, nền màu xanh lam, viền đỏ, được phân chia thành 4 phần bằng 2 vạch chéo màu đỏ. Biển báo này mang ý nghĩa là cấm mọi loại phương tiện cơ giới dừng và đỗ tại bên đường có gắn biển, ngoại trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
>>Xem thêm: Mức phạt quá tải mới nhất – Xe tải được chở quá khổ bao nhiêu %?
Xe ô tô tải vào đường có biển cấm bị phạt bao nhiêu?
Cùng tìm hiểu một vài trường hợp không may tài xế đi vào đường cấm xe tải thì chịu phạt bao nhiêu nhé
Mức phạt khi vi phạm các biển cấm xe tải
Mức phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Vi phạm biển | Đối với ô tô tải | Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng | Đối với ô tô khách |
Biển P.106a | Phạt từ 2- 12 triệu đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 4 tháng. | Phạt từ 400 – 600 nghìn đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng | |
Biển P.106b | |||
Biển P.106c | Phạt từ 4-6 triệu đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. | Phạt từ 800- 1tr200 nghìn đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng | |
Biển P.107 | Phạt từ 2-12 triệu đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-4 tháng | Phạt từ 400 – 600 nghìn đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng | Phạt từ 4 -6 triệu đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. |

Hành vi gây tai nạn khi đi vào đường có bảng cấm xe tải
Dựa vào khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự khi thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
- a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
- b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
- c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

Các trường hợp miễn trừ hoặc giảm nhẹ mức phạt
Dựa vào luật Giao thông đường bộ của Việt Nam, mức phạt có thể được miễn hoặc giảm như sau:
Đối với các xe được ưu tiên (xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương làm nhiệm vụ khẩn cấp…) | Được miễn trừ mức phạt khi vi phạm các biển báo cấm xe tải |
Đối với các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở không vượt quá 10% so với giá trị chữ số ghi trong biển P.106b (chữ số tấn) | Được giảm nhẹ mức phạt khi vi phạm Biển báo cấm xe tải này. |
Đối với các xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ không vượt quá 10% so với giá trị chữ số ghi trong biển P.107 (chữ số tấn) |
Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có một số trường hợp khác được miễn trừ hoặc giảm nhẹ mức phạt khi vi phạm các biển báo cấm xe tải, ví dụ như:
Có lý do chính đáng | Nếu người vi phạm có lý do chính đáng để đi vào đoạn đường có biển báo cấm xe tải(ví dụ như để cứu người, cứu tài sản, tránh tai nạn…) | Được miễn trừ hoặc giảm nhẹ mức phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
Có thái độ hợp tác | Nếu người vi phạm có thái độ hợp tác, thừa nhận lỗi và xin lỗi khi bị xử lý hành chính | Có thể được giảm nhẹ mức phạt từ 15% đến 25%. |
Có hoàn cảnh khó khăn | Nếu người vi phạm có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, sức khỏe, gia đình… | Được giảm nhẹ mức phạt từ 25% đến 50%. |
>>Xem thêm: Chu kỳ đăng kiểm xe tải – Mọi thứ bạn cần biết từ A – Z
Những điều bạn cần biết về biển cấm xe tải
Để tránh bị phạt khi gặp biển báo cấm xe tải, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Nắm rõ luật và biển báo:
- Hiểu rõ quy định về biển báo cấm xe tải, bao gồm các loại biển báo, ý nghĩa, tải trọng cho phép và khung giờ hạn chế (nếu có).
- Tìm hiểu kỹ về mức phạt tương ứng với từng loại vi phạm và các trường hợp được miễn trừ hoặc giảm nhẹ.
Quan sát và tuân thủ:
- Chú ý quan sát biển báo từ xa để có đủ thời gian xử lý tình huống.
- Tuyệt đối tuân thủ biển báo, ngay cả khi không thấy lực lượng chức năng.
- Khi không chắc chắn về ý nghĩa của biển báo, hãy hỏi người dân địa phương hoặc tra cứu thông tin trên ứng dụng bản đồ, ứng dụng luật giao thông.

Lựa chọn lộ trình phù hợp:
- Lên kế hoạch di chuyển trước, tránh đi vào khu vực nội thành hoặc tuyến đường cấm xe tải vào giờ cao điểm.
- Sử dụng ứng dụng bản đồ, ứng dụng chỉ đường để tìm lộ trình thay thế phù hợp.
Chủ động xử lý tình huống:
- Trong trường hợp bất khả kháng phải đi vào đường cấm (ví dụ: cứu hộ, cứu nạn, tránh tai nạn), cần có bằng chứng rõ ràng (hình ảnh, video) và sẵn sàng hợp tác với lực lượng chức năng.
- Khi bị xử phạt, cần bình tĩnh, hợp tác, trình bày rõ lý do và xuất trình đầy đủ giấy tờ. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, hãy trình bày rõ ràng và cung cấp bằng chứng (nếu có).
Ngoài ra:
- Thường xuyên cập nhật các quy định mới về luật giao thông đường bộ.
- Lắp đặt camera hành trình để ghi lại quá trình di chuyển, hỗ trợ xử lý khi có sự cố.
>>Xem thêm: Niên hạn sử dụng xe tải là gì? Quy định bao nhiêu năm?
Kết luận
Mong rằng những thông tin mà Oto Ngọc Dũng đã trình bày ở bài viết trên đây sẽ hỗ trợ các tài xế trong việc nắm bắt quy định và tầm quan trọng của biển cấm xe tải này, từ đó đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy theo dõi Oto Ngọc Dũng để trang bị cho bản thân thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!
Pingback: Ký hiệu cầu chì xe tải - Ý nghĩa và cách thay cầu chì hỏngÔ tô Ngọc Dũng, Buôn Ma Thuột