Ý nghĩa các đèn báo trên taplo xe tải bạn nên biết

Đèn báo trên Taplo xe tải

Taplo xe tải là nơi tập trung hàng loạt đèn báo hiệu quan trọng cung cấp cho tài xế thông tin về tình trạng hoạt động của xe. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng loại đèn là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn khi vận hành và kịp thời xử lý sự cố. Trong bài viết này Ô tô Ngọc Dũng sẽ giải mã chi tiết ý nghĩa các đèn báo trên taplo xe tải, giúp bạn lái xe an toàn và tự tin hơn trên mọi hành trình.

Có thể bạn quan tâm:

Ý nghĩa màu sắc các đèn báo trên taplo xe tải

Đèn báo taplo xe tải được thể hiện bằng các ký hiệu hình ảnh với các màu sắc khác nhau được bố trí trên bảng điều khiển. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng mà các tài xế cần biết để có hành động phù hợp với tình trạng của xe.

Đèn màu đỏ

Đèn báo đỏ trên Taplo

Đèn báo lỗi taplo màu đỏ thường cảnh báo cho những trường hợp khẩn cấp và tài xế cần lập tức xử lý. Đây có thể là sự cố nghiêm trọng, gây hư hỏng nặng và mất an toàn như áp suất dầu động cơ thấp, nhiệt độ động cơ quá cao, hệ thống phanh gặp vấn đề.

Trong trường hợp này tài xế cần làm theo các bước sau:

  • Không hoảng loạn, bình tĩnh tìm vị trí an toàn bên đường để dừng xe tránh gây cản trở giao thông.
  • Nếu đèn báo hiệu sự cố về áp suất dầu hoặc nhiệt độ động cơ, hãy tắt máy ngay lập tức để ngăn chặn hư hỏng thêm.
  • Liên hệ với dịch vụ cứu hộ hoặc gara gần nhất để được kiểm tra và sửa chữa.
  • Tuyệt đối không tiếp tục lái xe vì cố gắng vận hành xe trong tình trạng đèn đỏ cảnh báo có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng và nguy hiểm khôn lường.

Đèn màu vàng

Đèn báo màu vàng trên Taplo

Đèn cảnh báo màu vàng trên bảng điều khiển xe tải đóng vai trò như một lời nhắc nhở quan trọng báo hiệu sự hiện diện của một vấn đề tiềm ẩn cần được kiểm tra và khắc phục. Mặc dù không nghiêm trọng như đèn đỏ nhưng việc bỏ qua đèn vàng có thể dẫn đến những hư hỏng đáng kể cho xe về lâu dài. Một số vấn đề thường gặp khi đèn màu vàng sáng lên gồm lỗi động cơ, lỗi túi khí, lỗi hệ thống chống bó cứng phanh, cảm biến áp suất lốp quá thấp hoặc quá cao,…

Do đó khi đèn vàng xuất hiện hãy chú ý những điều sau:

  • Bình tĩnh đồng thời chú ý đến các dấu hiệu bất thường khác của xe như tiếng ồn lạ, rung lắc, hoặc giảm hiệu suất.
  • Tra cứu sách hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chi tiết về ý nghĩa của từng loại đèn cảnh báo và hướng dẫn xử lý ban đầu.
  • Đặt lịch hẹn với gara hoặc trung tâm bảo dưỡng uy tín để kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đèn báo.
  • Trong thời gian chờ kiểm tra, hãy theo dõi hiệu suất của xe và ghi nhận bất kỳ thay đổi bất thường nào để thông báo cho kỹ thuật viên.

Đèn màu xanh lá cây hoặc xanh dương

Đèn báo trên Taplo

Đèn báo xanh lá cây/xanh dương trên bảng điều khiển xe tải là tín hiệu tích cực, cho biết các hệ thống đang vận hành bình thường.

Ví dụ, đèn báo pha sáng chứng tỏ hệ thống chiếu sáng hoạt động tốt, giúp tài xế quan sát rõ ràng trong điều kiện thiếu sáng. Đèn xi nhan nhấp nháy xanh báo hiệu ý định chuyển hướng, hỗ trợ giao tiếp với các phương tiện khác.

Tuy nhiên, đừng chủ quan chỉ dựa vào đèn báo. Hãy kết hợp quan sát thực tế để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng như mong muốn.

  • Khi đèn pha bật, hãy kiểm tra vùng chiếu sáng, đảm bảo đèn không bị mờ hoặc lệch hướng.
  • Tắt đèn pha khi trời sáng để tiết kiệm năng lượng và tránh gây chói mắt cho người khác.
  • Thường xuyên kiểm tra các hệ thống khác, như đèn hậu, đèn phanh, còi,… để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

>>Xem thêm: Chu kỳ đăng kiểm xe tải – Mọi thứ bạn cần biết từ A – Z

Ý nghĩa các đèn báo taplo xe tải

Dưới đây là các đèn báo taplo xe tải quan trọng.

Ký hiệu đèn báo lỗi taplo có ý nghĩa nguy hiểm

Ký hiệu đèn báo nguy hiểm trên Taplo

Những ký hiệu đèn này thường có màu đỏ với tổng cộng 16 loại:

  • Đèn số 1: Phanh tay của xe vẫn đang được kéo hoặc chưa nhả hết. Nếu bạn tiếp tục di chuyển trong tình trạng này, má phanh và các bộ phận liên quan có thể bị quá nhiệt, gây mài mòn nhanh chóng và thậm chí là hỏng hóc. 
  • Đèn số 2: Động cơ của xe đang quá nhiệt, có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ nếu không được xử lý kịp thời. 
  • Đèn số 3: Áp suất dầu trong động cơ đang quá thấp. Dầu động cơ giúp bôi trơn các bộ phận chuyển động bên trong động cơ, giảm ma sát và nhiệt độ. 
  • Đèn số 4: Hệ thống trợ lực lái điện của xe đang gặp vấn đề. Hệ thống này giúp người lái điều khiển vô lăng nhẹ nhàng hơn, đặc biệt khi vào cua hoặc đỗ xe. 
  • Đèn số 5: Đây là loại đèn biểu hiện vấn đề túi khí của bạn gặp trục trặc hoặc có túi khí bị bạn vô hiệu hóa bằng tay.
  • Đèn số 6: thông báo về ắc quy không sạc hay sạc không đúng cách.
  • Đèn số 7: Cảnh báo về khóa cứng của vô lăng, thường xảy ra do quên chưa trả về N hoặc P khi tắt máy.
  • Đèn số 8:  Báo hiệu rằng công tắc khóa điện đang được kích hoạt.
  • Đèn số 9: Cảnh báo chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn có sự cố.
  • Đèn số 10: Thông báo về cửa xe chưa đóng kỹ cần kiểm tra và đóng cửa xe chặt lại.
  • Đèn số 11: Cảnh báo về việc mở ca pô, yêu cầu đóng lại ngay lập tức.
  • Đèn số 12: Báo hiệu rằng cốp xe đang mở và cần đóng lại.
  • Đèn số 48: Pin của khóa điều khiển từ xa đang cạn, cần nhanh chóng thay pin để đảm bảo hoạt động.  
  • Đèn số 49: Cảnh báo khoảng cách giữa các xe.
  • Đèn số 52: Hệ thống chuyển đổi xúc tác đang gặp sự cố.
  • Đèn số 53: Hệ thống phanh đỗ có vấn đề.

Ký hiệu đèn báo lỗi taplo có hư hỏng cần sửa chữa

Các đèn báo trên Taplo xe tải có màu vàng

Các loại đèn cảnh báo hư hỏng cần sửa chữa có màu vàng.

  • Đèn số 13: Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề.
  • Đèn số 14: Dành cho xe có bộ lọc hạt diesel có trục trặc.
  • Đèn số 15: Kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động.
  • Đèn số 16: với các động cơ máy dầu thì đèn này biểu thị bugi đang sấy nóng.
  • Đèn số 17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp.
  • Đèn số 18: Đèn cảnh báo về hệ thống phanh ABS.
  • Đèn số 19: Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.
  • Đèn số 20: Kiểm tra xem áp suất lốp xe đang ở áp suất thấp.
  • Đèn số 21: Đèn báo cảm ứng mưa.
  • Đèn số 22: Đèn cảnh báo má phanh.
  • Đèn số 23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.
  • Đèn số 24: Hộp số tự động của bạn đang bị lỗi.
  • Đèn số 25: Cảnh báo hệ thống treo của xe đang lỗi.
  • Đèn số 26: Đèn báo giảm sóc của xe.
  • Đèn số 27: Đèn cảnh báo cánh gió sau.
  • Đèn số 28: Ngoại thất bị lỗi.
  • Đèn số 29: Phanh đang gặp trục trặc.
  • Đèn số 30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.

Đèn trên Taplo xe tải

  • Đèn số 31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
  • Đèn số 32: Đèn báo hệ thống thích ứng chiếu sáng.
  • Đèn số 33: Móc kéo bị lỗi.
  • Đèn số 34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.
  • Đèn số 35: Hiển thị chìa khóa đang không nằm trong ổ khóa.
  • Đèn số 36: Hiển thị bạn đang báo chuyển làn đường.
  • Đèn số 37: Đèn báo nhấn chân côn.
  • Đèn số 38: Cảnh báo mực nước rửa ô tô đang thấp.
  • Đèn số 39: Đèn sương mù (sau)
  • Đèn số 40: Đèn sương mù (trước)

Đèn báo trên Taplo xe tải

  • Đèn số 43: Báo sắp hết nhiên liệu.
  • Đèn số 44: Đèn báo rẽ.
  • Đèn số 47: Đèn báo trời sương giá.
  • Đèn số 51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.
  • Đèn số 55: Xe bạn cần bảo dưỡng rồi đó.
  • Đèn số 56: Cảnh báo có nước vào bộ phận lọc nhiên liệu.
  • Đèn số 57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.
  • Đèn số 61: Hiện lên khi bạn đang lái chế độ tiết kiệm nhiên liệu.
  • Đèn số 62: Bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
  • Đèn số 63: Đèn sáng lên khi bộ lọc nhiên liệu bị lỗi.
  • Đèn số 64: Đèn báo giới hạn tốc độ.

>>Xem thêm: Nước mui là nước gì trong xe tải? Công dụng và lưu ý

Nguyên nhân xuất hiện các đèn báo lỗi taplo

Đèn báo lỗi taplo xe tải bật sáng không phải lúc nào cũng do lỗi kỹ thuật. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Lỗi thao tác bảo dưỡng: Thợ sửa xe khi kiểm tra, thay thế cảm biến có thể quên xóa lỗi trên hệ thống, khiến đèn báo vẫn sáng dù xe hoạt động bình thường.
  • Tác động môi trường: Độ ẩm, bụi bẩn, nhiễu điện từ… ảnh hưởng đến cảm biến, khiến hệ thống điều khiển nhận định sai tình trạng xe.
  • Sự cố kỹ thuật: Hệ thống phanh, nhiên liệu, làm mát, hộp số… gặp trục trặc cũng là nguyên nhân phổ biến khiến đèn báo lỗi xuất hiện.

Vai trò của các đèn báo trên taplo xe tải

Hệ thống đèn báo trên taplo xe tải đóng vai trò quan trọng liên tục theo dõi tình trạng chiếc xe, nhờ đó tài xế có thể: 

  • Phát hiện sớm những trục trặc tiềm ẩn: Ngay khi có dấu hiệu bất thường, đèn báo sẽ lập tức sáng lên giúp tài xế chủ động kiểm tra và xử lý, ngăn chặn những hư hỏng nặng hơn.
  • Nắm bắt chính xác tình trạng xe: Đèn báo cung cấp thông tin trực quan về các hệ thống quan trọng như phanh, dầu máy, nhiệt độ động cơ…, từ đó giúp tài xế điều khiển xe an toàn và hiệu quả hơn.
  • Vận hành xe tối ưu: Theo dõi đèn báo giúp tài xế nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất nhiên liệu, từ đó điều chỉnh cách lái, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Nắm vững ý nghĩa các đèn báo trên taplo xe tải là chìa khóa vàng để đảm bảo an toàn trên mọi hành trình. Đừng chủ quan với bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào dù là nhỏ nhất, bởi đó có thể là dấu hiệu của những sự cố nghiêm trọng. Ô tô Ngọc Dũng hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống đèn báo và lái xe an toàn hơn. Hãy luôn là người bạn đồng hành thông thái và có trách nhiệm trên mọi nẻo đường!

Bài viết mới

Odo là gì? Cách nhận biết đồng hồ của xe bị tua ngược

Khi mua một chiếc xe ô tô, đặc biệt là xe đã qua sử dụng [...]

Phí đường bộ xe tải là bao nhiêu? Quy định mới nhất

Phí đường bộ xe tải là quy định phổ biến mà nhiều người cũng đang [...]

Mức phạt nồng độ cồn – Quy định mới nhất

Tai nạn giao thông do lái xe dưới ảnh hưởng của rượu bia luôn là [...]

Khấu hao xe ô tô là gì? Cách tính chuẩn là như thế nào?

Xe ô tô là một tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên giá trị [...]