Mức phạt quá tải luôn là vấn đề mà các bác tài xế xe tải quan tâm. Tại sao lại thế? Xe chở quá tải là lỗi thường xuyên xảy ra đối với các phương vận chuyển hàng hoá. Do đó, theo quy định của pháp luật đã có đặt ra những mức phạt hành chính khác nhau tùy theo mức độ vi phạm để nhắc nhở và đảm bảo toàn giao thông. Vậy các mức phạt có cao không? Có trường hợp nào được cho phép vượt tải? Hãy cùng tìm hiểu ngay với Ôtô Ngọc Dũng nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Trọng tải là gì? Trọng tải và tải trọng có giống nhau?
- Điểm mù xe tải là gì? Hậu quả, nguyên nhân và cách phòng tránh
Mức phạt quá tải là gì?
Mức phạt quá tải là mức phạt đường bộ được áp dụng khi phương tiện cơ giới vượt quá trọng lượng cho phép. Mức phạt này được tính dựa trên tỷ lệ vượt trọng lượng, thường chia thành các mức: từ 10% đến 30%, từ 30% đến 50%, 100%, và 150% so với trọng lượng tối đa cho phép.
Hiện nay, mức phạt quá tải 10% đến 30%, 30% đến 50%, 100%, 150% đã được áp dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc thi hành và tuân thủ mức phạt này gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng quá tải vẫn diễn ra phổ biến.

Những quy định về mức phạt xe quá tải
Hành vi vi phạm | Mức phạt với người điều khiển phương tiện (VNĐ) | Mức phạt với chủ xe (Cá nhân) (VNĐ) | Mức phạt với chủ xe (Tổ chức) (VNĐ) | Khắc phục hậu quả | Căn cứ pháp lý |
Quá tải xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) từ 10% đến 30% và quá tải 20% đến 30% xe xi téc chở chất lỏng | 800.000 – 1.000.000 | 4.000.000 – 6.000.000 | 8.000.000 – 12.000.000 | – |
Điều 21 + 32 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) từ 30% đến 50% | 3.000.000 – 5.000.000 | 10.000.000 – 12.000.000 | 20.000.000 – 24.000.000 | – |
Điều 21 + 32 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) từ 50% đến 100% | 5.000.000 – 7.000.000 | 20.000.000 – 26.000.000 | 40.000.000 – 52.000.000 | – |
Điều 21 + 32 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) từ 100% đến 150% | 7.000.000 – 8.000.000 | 30.000.000 – 40.000.000 | 60.000.000 – 80.000.000 | Trừ 4 điểm GPLX |
Điều 21 + 32 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) trên 150% | 8.000.000 – 12.000.000 | 65.000.000 – 75.000.000 | 130.000.000 – 150.000.000 | Trừ 4 điểm GPLX |
Điều 21 + 32 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải cầu đường từ 10% đến 20% | 4.000.000 – 6.000.000 | 10.000.000 – 12.000.000 | 20.000.000 – 24.000.000 | Buộc khắc phục hậu quả cầu đường (nếu có) |
Điều 32 + 34 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải cầu đường quá 20% đến 50% | 13.000.000 – 15.000.000 | 28.000.000 – 30.000.000 | 56.000.000 – 60.000.000 | Buộc khắc phục hậu quả cầu đường (nếu có), trừ 2 điểm GPLX |
Điều 32 + 34 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Quá tải cầu đường quá 50% | 40.000.000 – 50.000.000 | 65.000.000 – 75.000.000 | 130.000.000 – 150.000.000 | Buộc khắc phục hậu quả cầu đường (nếu có), trừ 4 điểm GPLX |
Điều 32 + 34 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Không chấp hành kiểm tra tải trọng của lực lượng chức năng hoặc dùng thủ đoạn trốn tránh để không bị phát hiện | 40.000.000 – 50.000.000 | – | – | Buộc khắc phục hậu quả cầu đường (nếu có), trừ 10 điểm GPLX |
Điều 32 + 34 NĐ 168/2024/NĐ-CP
|
Mức phạt xe quá tải 10 đến 30%, 50%, 100%, 150% cho người điều khiển
Từ bảng quy định trên của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì ta có thể suy ra mức phạt quá tải cho người điều khiển phương tiện như sau:
- Mức phạt xe quá tải 10% đến 30%: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
- Mức phạt xe quá tải quá 30% đến 50%: Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
- Mức phạt xe quá tải quá 50% đến 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng.
- Mức phạt xe quá tải quá 100% đến 150%: Phạt tiền từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng.
- Mức phạt xe quá tải quá 150%: Phạt tiền từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng.
- Mức phạt không chấp hành kiểm tra tải trọng của lực lượng chức năng hoặc dùng thủ đoạn trốn tránh để không bị phát hiện: Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Hình thức xử phạt bổ sung:
- Có thể tước GPLX từ 1-5 tháng tuỳ mức vi phạm.
Mức phạt xe quá tải 10 đến 30%, 50%, 100%, 150% cho chủ xe
Dựa vào bảng trên suy ra mức phạt quá tải cho chủ phương tiện như sau:
- Mức phạt chủ xe quá tải 10% đến 30%: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng với cá nhân và 8.000.000 đến 12.000.000 đồng với tổ chức.
- Mức phạt chủ xe quá tải 30% đến 50%: Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với cá nhân và 20.000.000 đến 24.000.000 đồng với tổ chức.
- Mức phạt chủ xe quá tải 50% đến 100%: Phạt tiền từ 20.000.000 đến 26.000.000 đồng với cá nhân và 40.000.000 đến 52.000.000 đồng với tổ chức.
- Mức phạt chủ xe quá tải 100% đến 150%: Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng với cá nhân và 60.000.000 đến 80.000.000 đồng với tổ chức.
- Mức phạt chủ xe quá tải 150%: Phạt tiền từ 65.000.000 đến 75.000.000 đồng với cá nhân và 130.000.000 đến 150.000.000 đồng với tổ chức.
Mức phạt quá tải cầu đường 10% đến 20%, 50% mới nhất
Quá tải cầu đường từ 10% đến 20%:
- Người điều khiển: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Chủ xe (Cá nhân): Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
- Chủ xe (Tổ chức): Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục: Buộc khắc phục hậu quả hư hỏng cầu đường (nếu gây ra).
Quá tải cầu đường trên 20% đến 50%:
- Người điều khiển: Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Chủ xe (Cá nhân): Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Chủ xe (Tổ chức): Phạt tiền từ 56.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục: Buộc khắc phục hậu quả hư hỏng cầu đường (nếu gây ra) VÀ bị trừ 2 điểm trên Giấy phép lái xe (GPLX).
Quá tải cầu đường trên 50%:
- Người điều khiển: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Chủ xe (Cá nhân): Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
- Chủ xe (Tổ chức): Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục: Buộc khắc phục hậu quả hư hỏng cầu đường (nếu gây ra) VÀ bị trừ 4 điểm trên Giấy phép lái xe (GPLX).
Cách tính % quá tải xe
Để tính % quá tải chi tiết, dựa vào công thức sau:
% quá tải = (Khối lượng quá tải/Khối lượng chuyên chở ) x 100%
Trong đó:
Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Khối lượng chính của xe – Khối lượng hàng hóa được phép chở
Theo quy định khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, xác định theo giấy tờ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Xe tải được chở quá khổ bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, xe tải không được phép chở quá khổ.
Điều này được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và quy định về chở hàng quá khổ, quá tải.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này quy định như sau:
“Xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự vận chuyển hàng hóa được phép vận chuyển hàng hóa vượt quá kích thước quy định với mức tối đa là 10%.”
Tuy nhiên, quy định về mức cho phép chở quá khổ 10% chỉ áp dụng đối với kích thước chiều dài của xe.
Đối với các kích thước khác như chiều rộng, chiều cao, xe tải hoàn toàn không được phép chở quá khổ.
Do đó, người điều khiển xe tải cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kích thước xe khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, người vi phạm quy định về chở hàng quá khổ sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
Mức phạt sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ quá khổ và loại vi phạm.

Xe quá tải có bị tước phù hiệu không?
Dựa theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và quy định về chở hàng quá khổ, quá tải, xe tải chở quá tải sẽ bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải từ 1 đến 3 tháng.
Ngoài ra, xe tải vi phạm chở quá tải còn có thể bị buộc phải khắc phục hậu quả gồm các các hình phạt khác như tháo dỡ số lượng hàng hóa quá tải, bồi thường các chi phí thiệt hại (nếu có).
Tại sao nên xác định mức phạt quá tải?
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ việc xác định mức phạt quá tải của phương tiện đóng một vai trò quan trọng . Để đảm bảo rằng các phương tiện đang thực hiện đúng các quy định về trọng lượng vận chuyển, mà các cơ quan quản lý giao thông đã đề ra dựa vào quy trình này, với các mục tiêu được đề ra như:
- Sự an toàn của người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông.
- Cơ sở hạ tầng giao thông tránh các thiệt hại hư hỏng do áp lực quá tải tác động.
- Chứng tỏ sự công bằng và cạnh tranh trong quá trình vận tải.
- Nâng cao ý thức tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy định về an toàn giao thông vận tải.

Như vậy, các mức phạt quá tải từ 10% đến 30%, 30% đến 50%, 100%, 150% không chỉ là biện pháp trừng phạt mà còn là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, duy trì cơ sở hạ tầng giao thông và tạo ra môi trường vận tải công bằng, hiệu quả.
Nhìn chung, việc để xe chở quá tải có thể gây ra nhiều kết quả không mấy tốt đẹp, không riêng gì phương tiện, mà còn liên quan tới an toàn giao thông và hạ tầng đường bộ. Phương tiện sẽ nhanh xuống cấp và bị hao mòn nhanh hơn do áp lực quá tải, chưa kể, nguy cơ tai nạn tăng lên tác động mạnh đến an toàn giao thông. Vậy nên, mức phạt quá tải được đặt ra nhằm mục đích đem lại một giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế các nguy hiểm tiềm ẩn do xe quá tải gây ra.
Pingback: Trọng tải là gì? Trọng tải và tải trọng có giống nhau?Ô tô Ngọc Dũng, Buôn Ma Thuột
Pingback: Mua xe tải tại Gia Lai với giá tốt - 0905 051 666Ô tô Ngọc Dũng, Buôn Ma Thuột
Pingback: Lái xe tải có cần tập huấn nghiệp vụ không - Giải đápÔ tô Ngọc Dũng, Buôn Ma Thuột