Tải trọng trục xe là gì? Cách tính và quy định tải trọng
- 08/11/2024
- Chăm sóc xe, Tin an toàn, Tin xe trong nước
- Posted by Conthanh
- Leave your thoughts
Một trong những thông số quan trọng mà các tài xế cần nắm vững khi tham gia giao thông đó chính là tải trọng trục xe. Vậy tải trọng trục xe là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Cùng Ô tô Ngọc Dũng tìm hiểu chi tiết về thông số này trong bài viết sau để có cái nhìn tổng quan nhất bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Momen xoắn là gì? Công thức tính, đơn vị đo và ý nghĩa
- Ký hiệu cầu chì xe tải – Ý nghĩa và cách thay cầu chì hỏng
Tải trọng trục xe là gì?
Tải trọng trục xe là trọng lượng mà mỗi trục xe hoặc cụm trục xe phải chịu, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát toàn bộ trọng lượng của xe. Chỉ số này đại diện cho giới hạn trọng lượng tối đa mà trục xe có thể chịu đựng mà không gây ra hư hại cho kết cấu hạ tầng giao thông như đường sá, cầu cống.
Việc tuân thủ tải trọng trục cho phép đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đường xá. Ngược lại, việc vượt quá tải trọng trục xe có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm hư hỏng mặt đường, làm sập cầu, thậm chí gây ra tai nạn giao thông.
Cách tính tải trọng trục xe
Mỗi chiếc xe đều có một giới hạn tải trọng cho phép được quy định rõ ràng trong giấy tờ đăng kiểm. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra nhanh chóng và chính xác tải trọng trục xe trong quá trình vận chuyển chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp tính toán đơn giản.
Công thức tính tải trọng trục xe:
Tải trọng trục xe = Tổng trọng lượng xe khi cân – Trọng lượng người lái và phụ xe – Trọng lượng thực của xe
Trong đó:
- Tổng trọng lượng xe cân được: Là trọng lượng của toàn bộ xe, bao gồm cả người lái, phụ xe và hàng hóa, được đo bằng cân chuyên dụng.
- Trọng lượng người ngồi lái và phụ xe: Là trọng lượng ước tính hoặc thực tế của người lái và phụ xe trên xe.
- Tải trọng thực của xe: Là trọng lượng của bản thân chiếc xe khi không có người lái, phụ xe và hàng hóa (thường được ghi trong giấy tờ xe).
Ví dụ, nếu một chiếc xe tải có tải trọng thực là 5 tấn, khi cân được tổng trọng lượng là 10 tấn và có một người lái nặng 70kg trên xe, thì tải trọng trục xe sẽ là:
10 tấn (tổng trọng lượng) – 0.07 tấn (trọng lượng người lái) – 5 tấn (tải trọng thực) = 4.93 tấn
Tuy nhiên cần lưu ý rằng tải trọng trục xe không phân bố đều trên tất cả các trục mà thông thường trục sau của xe tải sẽ chịu tải trọng lớn hơn trục trước. Do đó ngoài việc tính toán tổng tải trọng trục xe chúng ta còn cần xem xét tải trọng phân bố trên từng trục để đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép của mỗi trục.
>>Xem thêm: Lỗi đi vào đường cấm xe tải là gì? Bị phạt bao nhiêu?
Quy định tải trọng trục xe
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng trục xe như sau:
Trục đơn
Tải trọng tác dụng lên một trục đơn không được vượt quá 10 tấn. Đây là giới hạn áp dụng cho các xe có một trục duy nhất hoặc các trục độc lập trên cùng một xe.
Cụm trục kép
Đối với các xe có hai trục gần nhau, giới hạn tải trọng sẽ thay đổi tùy theo khoảng cách giữa hai trục cụ thể như sau:
- Khoảng cách hai tâm trục liền kề < 1 mét: Tải trọng cụm trục xe không vượt quá 11 tấn.
- Khoảng cách hai tâm trục liền kề >= 1 mét và < 1,3 mét: Tải trọng cụm trục xe không vượt quá 16 tấn.
- Khoảng cách hai tâm trục liền kề >= 1,3 mét: Tải trọng cụm trục xe không vượt quá 18 tấn.
Cụm trục ba
Đối với các xe có ba trục gần nhau, giới hạn tải trọng cũng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các trục:
- Khoảng cách hai tâm liền kề ≤ 1,3 mét: Tải trọng cụm trục xe không vượt quá 21 tấn.
- Khoảng cách hai tâm liền kề > 1,3 mét: Tải trọng cụm trục xe không vượt quá 24 tấn.
Trong đó cần lưu ý rằng tải trọng tác động lên trục đơn chỉ bao gồm trọng lượng bản thân xe tác động. Còn tải trọng tác động lên cụm trục kép hoặc cụm trục ba bao gồm cả trọng lượng bản thân xe và hàng hóa tác động.
Quy định trọng lượng xe theo trục xe
Ngoài quy định về tải trọng trục xe thì quy định về trọng lượng xe theo trục xe cũng rất quan trọng mà các tài xế cần biết. Dưới đây là quy định đối với loại xe thân liền và xe kéo rơ móoc.
Đối với xe thân liền
Tổng trục xe | Giới hạn trọng lượng xe |
2 | ≤ 16 tấn |
3 | ≤ 24 tấn |
4 | ≤ 30 tấn |
>= 5 và khoảng cách từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 7m | ≤ 32 tấn |
>= 5 và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng >7m | ≤ 34 tấn |
Đối với xe đầu kéo rơ moóc
Tổng trục xe | Giới hạn trọng lượng xe |
3 | ≤ 26 tấn |
4 | ≤ 34 tấn |
5 và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của rơ moóc 3,5m-4,5m | ≤ 38 tấn |
5 và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của rơ moóc >4,5m | ≤ 42 tấn |
>= 6 và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của rơ móc từ 3,5m – 4,5m | ≤ 40 tấn, trường hợp chở một container, tổng trọng lượng ≤ 42 tấn |
>=6 và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của rơ moóc từ 4,5m – 6,5m | ≤ 44 tấn |
>= 6 và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của rơ moóc >6,5m | ≤ 48 tấn |
Quy định xử phạt vượt quá tải trọng trục xe cho phép
Việc vượt quá tải trọng trục xe cho phép không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác mà còn bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Cả người lái xe, chủ xe cá nhân hay tổ chức đều có thể bị phạt tiền và thậm chí bị tước giấy phép lái xe tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể các mức phạt được áp dụng như sau:
- Vượt quá từ 10% đến 20%: Phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 1 tháng.
- Vượt quá từ 20% đến 50%: Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 2 tháng.
- Vượt quá trên 50%: Phạt tiền từ 5 triệu – 7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 3 tháng.
Những hình phạt này nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tải trọng trục xe, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ hạ tầng đường bộ.
>>Xem thêm: Bằng lái xe container là bằng gì? Quy định như thế nào?
Biển báo hạn chế tải trọng trục xe
Biển báo hạn chế trọng tải trục xe được đặt trên một số đoạn đường nhằm đảm bảo đường xá, cầu cống khỏi bị hư hại do phương tiện quá tải. Loại biển báo này thường có hình tròn, nền trắng, viền đỏ và số màu đen ở giữa. Và con số này chính là trọng lượng tối đa được tính bằng tấn mà mỗi trục xe có thể chịu đựng khi di chuyển trên đoạn đường đó.
Hậu quả của việc vượt quá tải trọng trục xe
Vượt quá tải trọng trục xe không chỉ là một hành vi vi phạm Pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả phương tiện, hạ tầng giao thông và an toàn của cộng đồng.
- Đối với phương tiện, việc chở quá tải gây áp lực lớn lên các bộ phận như trục, lốp, hệ thống treo khiến chúng nhanh chóng bị mài mòn, hư hỏng, thậm chí là gãy vỡ gây nguy hiểm cho người lái và những người xung quanh.
- Đối với hạ tầng giao thông, trọng tải quá mức có thể làm hỏng mặt đường, gây ra các vết nứt, lún, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng công trình. Nguy hiểm hơn là cầu cống có thể bị sập do không chịu được sức nặng quá lớn dẫn đến những tai nạn thảm khốc.
- Cuối cùng, việc vượt quá tải trọng trục xe còn làm tăng nguy cơ mất lái và khó kiểm soát, nhất khi phanh gấp hoặc vào cua gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người.
Qua bài viết trên bạn đã hiểu tải trọng trục xe là gì chưa nào? Hiểu rõ và tuân thủ tải trọng trục xe không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách chúng ta bảo vệ an toàn cho bản thân, cộng đồng và góp phần gìn giữ hạ tầng giao thông bền vững. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Ô tô Ngọc Dũng để là người lái xe có trách nhiệm bạn nhé!