Làn đường là gì? Lỗi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Làn đường là gì?

Mỗi ngày có hàng triệu phương tiện di chuyển trên đường phố từ xe máy đến ô tô, xe tải,… Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn, khái niệm “làn đường” đã ra đời. Vậy làn đường là gì, quan trọng như thế nào? Ngay trong bài viết này Ô tô Ngọc Dũng sẽ giải đáp cho bạn đồng thời chỉ ra một số lỗi sai làm đường mà bạn cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm:

Khái niệm làn đường là gì?

Theo Khoản 3.15 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định:

Làn đường là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường”.

Làn đường là gì?
Làn đường là gì?

Để phân định các làn đường với nhau, người ta thường dùng vạch kẻ đường hoặc dải phân cách. Vạch kẻ đường được xem là một loại báo hiệu đường bộ, có chức năng hướng dẫn giao thông, nâng cao an toàn và khả năng lưu thông cho phương tiện. Vạch kẻ đường có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng các loại biển báo hiệu và đèn tín hiệu giao thông khác.

>>Xem thêm: Cà vẹt xe là gì? Phân biệt thật giả và mức phạt khi bị mất

Phân biệt lỗi sai làn đường với lỗi sai vạch kẻ đường

Một khái niệm mà nhiều người thường nhầm lẫn với làn đường đó chính là vạch kẻ đường. Thực tế vạch kẻ đường là các đường kẻ trên mặt đường giúp phân chia làn đường và hướng dẫn, quy định các phương tiện di chuyển.

Bạn có thể phân biệt lỗi sai làn đường với lỗi sai vạch kẻ đường như sau:

Đặc điểm

Lỗi sai làn đường

Lỗi sai vạch kẻ đường

Bản chất

Vi phạm quy định về phần đường được phân chia theo chiều dọc, dành riêng cho từng loại phương tiện hoặc mục đích di chuyển cụ thể.

Vi phạm quy định về hành vi điều khiển phương tiện trên vạch kẻ đường, thường liên quan đến việc chuyển làn, chuyển hướng hoặc dừng đỗ không đúng theo chỉ dẫn.

Hành vi vi phạm chủ yếu

  • Di chuyển vào làn đường cấm đối với loại phương tiện của mình (ví dụ: xe tải vào làn đường dành cho xe máy).
  • Đi ngược chiều trên làn đường một chiều.
  • Di chuyển không đúng làn đường theo biển báo hoặc chỉ dẫn trên đường.
  • Đè vạch kẻ đường liền khi chuyển làn hoặc chuyển hướng.
  • Không tuân thủ vạch kẻ đường phân chia làn đường khi di chuyển qua ngã tư.
  • Dừng đỗ xe trên vạch kẻ đường cấm dừng đỗ.

Mức xử phạt

Mức phạt tiền cao hơn, có thể kèm theo hình thức tước giấy phép lái xe (GPLX) trong một khoảng thời gian nhất định. 

Mức phạt tiền thấp hơn, thường chỉ áp dụng phạt tiền.

Phân biệt lỗi sai làn đường với lỗi sai vạch kẻ đường
Phân biệt lỗi sai làn đường với lỗi sai vạch kẻ đường

Mức phạt với lỗi đi sai làn đường

Căn cứ vào quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với lỗi đi sai làn đường như sau:

Phương tiện

Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)

Đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông

Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô

  • Phạt tiền từ 04 triệu – 06 triệu đồng. 
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

(Điểm đ Khoản 5 Điều 5, Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 10 triệu – 12 triệu đồng. 
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

(Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

Phạt tiền từ 400 ngàn – 600 ngàn đồng. 

(Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 04 triệu – 05 triệu đồng. 
  • Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. 

(Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

  • Phạt tiền từ 400 ngàn – 600 ngàn đồng.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

(Điểm c Khoản 3 Điều 7 và Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 4 triệu – 5 triệu đồng.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

(Điểm a Khoản 7 và Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Phạt tiền từ 80 ngàn  – 100 ngàn đồng.

(Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

 

Sai làn đường bị phạt bao nhiêu?
Sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Các lỗi sai làn đường phổ biến

Khi di chuyển, người điều khiển phương tiện rất dễ mắc phải một số lỗi làn đường phổ biến dưới đây:

  • Chuyển nhiều làn đường cùng lúc, đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc gây nguy cơ va chạm dây chuyền. 
  • Di chuyển không đúng phần đường dành cho loại phương tiện của mình vì người lái không chú ý biển báo hoặc vạch kẻ đường phân làn.
  • Chuyển làn mà không có tín hiệu báo trước (không xi nhan).
  • Không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo giao thông tại các giao lộ lớn dẫn đến giao thông hỗn loạn. 
  • Quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ, thường xảy ra tại các ngã ba gây cản trở và nguy hiểm cho người đi bộ.

>>Xem thêm: Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu

Lưu ý để tránh lỗi đi sai làn đường

Biển báo phân chia làn đường cho các phương tiện di chuyển
Biển báo phân chia làn đường cho các phương tiện di chuyển

Để đảm bảo không vi phạm lỗi đi sai làn đường, đặc biệt là đối với người lái xe tải, việc nhận biết và hiểu rõ các biển báo phân làn đường là vô cùng quan trọng. Theo Phụ lục D Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, các biển báo thuộc nhóm R.412 (từ a đến h) được sử dụng để chỉ định làn đường dành riêng cho từng loại phương tiện. Mỗi biển báo mang một ý nghĩa cụ thể, giúp người tham gia giao thông xác định vị trí di chuyển phù hợp:

  • Biến số R.412a: Biển hiệu lệnh làn đường dành cho xe ô tô khách giúp phân luồng xe khách một cách riêng biệt, đặc biệt là trên các tuyến đường có mật độ xe khách lớn.
  • Biển số R.412b: Chỉ định làn đường ưu tiên cho xe ô tô con giúp giảm thiểu tình trạng xe con di chuyển lẫn vào các làn đường của phương tiện lớn hơn, từ đó tăng cường an toàn.
  • Biển số R.412c: Thông báo làn đường dành riêng cho xe ô tô tải, giúp xe tải di chuyển an toàn và không gây cản trở các phương tiện khác.
  • Biển số R.412d: Dành cho những phương tiện mô tô, xe máy.
  • Biển số R.412e: Chỉ định làn đường dành cho xe buýt, sự ưu tiên giúp xe buýt hoạt động đúng lộ trình đặc biệt trong giờ cao điểm.
  • Biển số R.412f: Quy định làn đường dành cho xe ô tô nói chung.
  • Biển số R.412g: Quy định làn đường được di chuyển cho cả xe máy và xe đạp.
  • Biển số R.412h: Quy định làn đường dành riêng cho xe đạp.

Hiểu rõ về khái niệm làn đường là gì và tuân thủ các quy định liên quan là trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông. Hy vọng rằng với những thông tin mà Ô tô Ngọc Dũng cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để tự tin điều khiển phương tiện trên mọi nẻo đường, cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đi đúng làn đường.

Bài viết mới

Biển số định danh là gì? Thủ tục và giải đáp các thắc mắc

Gần đây, thông tin về biển số định danh đã thu hút sự chú ý [...]

Làn đường là gì? Lỗi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Mỗi ngày có hàng triệu phương tiện di chuyển trên đường phố từ xe máy [...]

Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu

Phù hiệu xe tải là khái niệm quen thuộc với các chủ phương tiện, tuy [...]

Cà vẹt xe là gì? Phân biệt thật giả và mức phạt khi bị mất

Cà vẹt xe là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng đối với người [...]